Trong kết cấu của một bộ tủ bếp hoàn thiện, mặt đá đóng vai trò vô cùng quan trọng về công năng. Là nơi nâng đỡ cho hệ thống chậu vòi, bếp, là chỗ để trực tiếp cho vật dụng khi làm bếp, có thể nói mọi thao tác chính trong công việc nấu ăn đều thực hiện trên không gian này.
Từ trước tới nay yêu cầu quan trọng nhất với sản phẩm mặt đá bếp chính là tính bền, chắc khi sử dụng, yếu tố thẩm mỹ, màu sắc, đường nét không phải là những quan tâm chính khi lựa chọn mặt đá cho tủ bếp. Chính từ những yêu cầu và tiêu trí lựa chọn đó các vật liệu đá tự nhiên luôn luôn là lựa chọn đầu tiên cho mặt đá bếp.
Đá tự nhiên với những ưu điểm nổi trội về sự phổ biến, độ bền cao, rắn chắc đã tạo nên thói quen sử dụng của khách hàng. Đá tự nhiên khi áp dụng làm mặt đá bếp có 2 dòng cơ bản : Marble và Granit
- Đá marble ( đá cẩm thạch ): Là một loại đá biến chất từ đá vôi. Với những ưu điểm về độ bóng, vân thớ đẹp nhưng nhược điểm là khả năng thấm nước cao, dễ vỡ, khó cắt gọt. đá marble ứng dụng nhiều trong ốp tường, lát nền hơn là sử dụng làm mặt bếp. một số loại phổ biến ở Việt Nam như : Trắng Carara (Ý), Volakas (Hy lạp, Ý), Trắng Hoàng Gia (Trung Quốc), Vàng Ai cập (Ai cập), Kream Marfil (Tây Ban Nha), Dark Emperado (Tây Ban Nha), Light Emparedo(Thổ Nhĩ Kỳ)…
- Đá granite ( đá hoa cương ) cũng là loại đá tự nhiên được hình thành do sự biến chất của các loại đá vôi, đá carbonate hay đá dolomit. Quá trình biến chất tái tinh thể hóa các loại đá trầm tích này để thành các vân tinh thể đá xen kẽ lẫn nhau. Đá grannite với kết cấu tinh thể có độ cứng cao hơn đá marble, chống thấm nước tốt, bền màu. Các loại đá granite phổ biến ở việt nam : Đen Kim sa (Ấn Độ), Đỏ Brazil (Ấn Độ), Nâu Anh Quốc (Ấn Độ), Xà Cừ (Na Uy), Đen Huế (Trung Quốc), Tím Mông Cổ (Trung Quốc), Trắng Suối lau (Việt Nam), Đen Phú Yên (VN), Đỏ Bình Định(VN)….
Trong gia công tạo hình sản phẩm đặc điểm chung của đá tự nhiên là khó gia công tạo hình sản phẩm do đặc tính rắn, dòn, kết cấu không đồng nhất của vật liệu. Ứng dụng trong mặt đá bếp, điểm trừ của đá tự nhiên là không tạo được sự chính xác, mềm mại trong gia công cắt gọt ở các chi tiết cắt gọt cho vị trí chậu rửa, các đường bo của sản phẩm. Các vết ghép luôn thể hiện rõ trên bề mặt sản phẩm. Chi tiết gờ đá chặn nước không bao giờ được đúc liền khối, luôn phải cắt ghép dán keo, sau một khoảng thời gian sử dụng liên kết keo bị oxi hóa phá hỏng nước sẽ ngấm qua các khe nối đó xuống tủ bếp dưới, ảnh hưởng tới độ bền tủ bếp.
Đá nhân tạo : là hợp chất do sự kết hợp giữa loại đá tự nhiên với các loại keo và một số nguyên liệu tạo ra một sản phẩm hội tụ đầy đủ các yêu cầu và ưu điểm của đá tự nhiên, đồng thời khắc phục các nhược điểm của đá tự nhiên. Đá nhân tạo có một số loại phổ biến như sau.
- Đá solid – surface được làm từ hỗn hợp 2/3 đá khoáng tự nhiên và 1/3 keo Acrylic (Methyl Methacrylate), Alumina Trihydrate (hyroxit nhôm Al(OH)3) và chất tạo màu. Là sản phẩm có khả năng uốn dẻo khi gia nhiệt với nhiệt độ 1500 C .
Mẫu đá nhân tạo solid surfuce
- Đá thạch anh: Là loại đá được tạo ra từ việc pha trộn khoáng đá tự nhiên, bột thạch anh với các loại chất phụ gia tạo ra các sản phẩm rắn chắc.
Mẫu Đá nhân tạo thạch anh phủ kim sa
Solid – surface có tỉ lệ keo trong thành phần lớn hơn đá thạch anh, đá thạch anh có tỉ lệ bột đá trong thành phần lớn hơn solid- surface, vì vậy đá thạch anh có độ cứng tốt hơn solid – surface. Đá thạch anh áp dụng cho các chi tiết chịu lực( trong bếp là mặt bàn bếp), còn solid- surface có độ đàn hồi, uốn dẻo tốt hơn đá thạch anh, màu sắc của solid – surface cũng đa dạng hơn, tùy từng tỉ lệ pha trộn tạo ra được các mẫu đá solid- surface có khả năng xuyên sáng và phản xạ ánh sáng,solid – surface áp dụng trong các chi tiết cần uốn lượn, màu sắc hiện đại, tạo điểm nhấn về chi tiết và màu sắc ( trong không gian bếp áp dụng các chi tiết bàn quầy, mặt bàn …)
Đánh giá về đá nhân tạo : mẫu mã đa dạng đồng đều về màu sắc, tạo ra các màu sắc sản phẩm theo yêu cầu người sử dụng, dễ uốn cong tạo hình, chịu nước tốt, không độc hại, chống chày xước, bám bẩn, tạo vẻ đẹp hiện đại sang trọng, độ bền cao, không có từ tính. Kích thước tấm nguyên liệu lớn, khi gia công không có vết ghép nối. Đá nhân tạo có độ dai lớn hơn độ dòn, cấu tạo đồng đều ổn định nên trong quá trình cắt gọt các cạnh cắt không bị nứt vỡ, độ chính xác cao, các mối ghép sử dụng bằng keo, sau khi gắn ghép sử dụng công nghệ đánh bóng tạo độ đồng đều cho bề mặt, để tạo các chi tiết uốn cong đá nhân tạo sử dụng phương pháp gia nhiệt cho các khuôn đúc ép ở nhiệt độ 1600 c, uốn cong, tạo hình cho sản phẩm, những phương pháp kỹ thuật này đá tự nhiên rất khó và không thực hiện được.
Đá nhân tạo với đường bo có đường bo đẹp và hiện đại hơn cho không gian bếp
Với những đặc tính kỹ thuật trên đá nhân tạo xứng đáng thay thế đá tự nhiên trong hoàn thiện không gian bếp. Với đá nhân tạo thạch anh hoặc solid surface khách hàng có được sự lựa chọn hoàn hảo không chỉ ở chất lượng mà còn ở mẫu mã, tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Trong không gian bếp hiện đại mọi sản phẩm, mọi vật dụng phải có cá tính riêng của mình. Đá nhân tạo không những tạo ra cá tính riêng của mình ở sự kết hợp giũa cái bền chắc của kết cấu, cái mềm mại của chi tiết uốn lượn, mà còn giúp tạo nền cho những sản phẩm bếp đun, chậu vòi phô diễn hết những vẻ đẹp cần phải có.