Có 3 loại tủ bếp phổ biến là chữ I, chữ L và chữ U. Trừ thiết kế tủ bếp chữ I thì với 2 kiểu còn lại bạn nên nhớ nguyên tắc tạo ra 3 góc tam giác giữa bồn rửa bát, bếp và tủ lạnh. Với thiết kế tủ bếp chữ U, thì 3 góc tam giác này sẽ không trên một đường thẳng trong khi với thiết kế chữ L thì 2 góc tam giác này sẽ nằm trên một đường thẳng. Hãy cố gắng bố trí các thiết bị phụ trợ cạnh nhau theo một quy trình hợp lý nhất và một lời khuyên đưa ra là nên đặt tủ lạnh ở phía cuối để mỗi khi cần bạn có thể dễ dàng lấy đồ mà không nhất thiết phải vào trong bếp.
Mẫu tủ bếp đẹp gọn gàng với màu trắng
Một thiết kế tủ bếp chữ L được sắp xếp gọn gàng
Bếp đẹp chữ I nhỏ nhưng rất đẹp mắt
Thì thiết kế tủ bếp chữ I đơn giản là hoàn toàn phù hợp. Và việc quan trọng nhất là bạn phải phân chia các ngăn để đồ sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Việc chú ý tới ánh sáng trong căn bếp hẹp cũng cần phải lưu ý, bởi vì nếu không cẩn thận sẽ khiến căn bếp càng trở nên hẹp hơn. Ngoài việc tận dụng nguồn sáng tự nhiên (nếu có), bạn cũng nên bố trí thêm ánh sáng điện ở những vị trí khác như phía dưới tủ hay ngăn tủ đựng bát đĩa với cánh bằng kính, với cách này căn bếp của bạn trông sẽ rộng hơn khá nhiều.
Trong một căn bếp nhỏ, thường là rất ít diện tích để cho phép bạn nghĩ đến việc xây dựng hay cơi nới thêm nhưng điều này không có nghĩa là bạn không thể tích hợp các chức năng với nhau. Ví dụ như trong căn bếp nhỏ màu trắng chủ đạo này thì thiết kế vách ngăn vừa phận định không gian trong căn bếp vừa tăng thêm diện tích nấu nướng.
Tủ bếp đẹp với phong cách hiện đại
Thiết kế tủ bếp với đường cong ở phía cuối luôn đặc biệt hữu ích, nó không chỉ khiến tổng thế của căn bếp trở nên mềm mại, khắc biệt hơn mà còn giúp bạn di chuyển thuận tiện trong không gian bếp.
Với thiết kế tủ bếp chữ L như thế này, bạn nên thiết kế tủ cao gần sát trần ở một bên tường và bên tường còn lại thì nên sử dụng kệ mở thay vì tủ kín. Một vấn đề quan trọng nữa là bạn cũng cần tính toán sao cho không gian để bạn dịch chuyển trong căn bếp của mình phải đủ rộng và thoải mái- thông thường chỉ cần 2m² cho không gian này. Do vậy nếu bạn không có được một căn bếp rộng rãi thì hãy cân nhắc đến việc thu hẹp không gian dịch chuyển này. Ngoài ra ánh sáng phù hợp trong căn bếp cũng là điều bạn cần phải lưu ý.
Thông thường với thiết kế bếp chữ L thì một cạnh của chữ L sẽ được bố trí bếp nấu và cạnh còn lại sẽ là bồn rửa. Sau khi đã quyết định bếp và bồn rửa ở đâu thì bạn mới bắt đầu cân nhắc vị trí của tủ bếp sau cho thuận tiện nhất.
Một điểm nữa cũng cần lưu ý với thiết kế bếp chữ L chính là không gian góc giữa 2 cạnh. Không gian này nếu không khéo tận dụng thì dễ biến thành góc chết. Vì vậy một gợi ý cho bạn ở đây là hãy thiết kế dạng giá xoay ở bên trong.
Thông thường thì ý tưởng về tủ bếp màu sẫm sẽ bị loại trừ đối với căn bếp nhỏ nhưng nếu tông màu này kết hợp với trần nhà màu trắng thì căn bếp của bạn trông vẫn hoàn toàn cực ổn.
Thiết kế bếp chữ U thích hợp cho những không gian rộng vừa phải với những cabin tủ bếp vòng quanh khu vực nấu nướng. Ưu điểm của thiết kế này là nếu bếp nấu và bồn rửa bố trí đối diện nhau trên 2 cạnh chữ U thì không gian di chuyển trong khi nấu sẽ rất thoải mái.
Bàn ăn tiện dụng đơn giản cho căn bếp đẹp hiện đại hơn
Nếu như gam màu trắng khiến căn bếp khá lạnh thì tủ bếp màu xám như thiết kế bếp hình chữ U này là một lựa chọn thông mình cho căn bếp nhỏ. Màu xám không chỉ ấm áp hơn mà còn đem lại cảm giác thoáng đãng, nhẹ nhàng hơn. Kết hợp với ánh đèn “ downlight”trên trần nhà hắt xuống sàn gỗ khiến tổng thể màu sắc căn bếp thật hài hòa.
Không gian tủ bếp với góc nhìn phía trên
Một phần của thiết kế bếp chữ U cao sát trần này cũng rất bắt mắt
Những giải pháp cho việc tăng không gian lưu trữ bên trong cho căn bếp sẽ khiến ngân sách của bạn đội lên nhưng không phải tất cả các giải pháp nào cũng phù hợp cho căn bếp nhỏ. Bạn có thể cân nhắc một số những giải pháp đơn giản sau mà không tốn quá nhiều chi phí. Hãy để các kiến trúc sư giàu kinh nghiệm tư vấn cho bạn giải pháp hợp lý nhất.