Cùng vào bếp sắp cỗ cúng hóa vàng

Vì sao phải cúng hóa vàng?

 

Nếu như giao thừa, người Việt chuẩn bị mâm cỗ đón tổ tiên về ăn Tết thì hóa vàng chính là thủ tục làm cỗ để các gia đình sẽ làm lễ tiễn ông bà, để ông bà về “nhà” ở địa phủ sau khi Tết kết thúc. Lễ hóa vàng thường diễn ra vào ngày 5, 7 hoặc ngày 10 âm lịch.

 

Tuy nhiên, ngày nay thời gian ăn Tết thường ngắn hơn nên các gia đình thường làm lễ hóa vàng sớm hơn để mọi người còn quay lại với công việc. Lễ hóa vàng cũng đánh dấu kết thúc ngày Tết tại các gia đình nên người ta còn gọi là làm hết Tết. Có nhiều gia đình làm lễ hóa vàng từ ngày mùng 2 âm lịch. Nhưng chủ yếu là bắt đầu từ ngày mùng 3 Tết đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên Đán. Vì theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng gia chủ mới được người âm chứng giám, phù hộ cho gia đình được mạnh khỏe, phát đạt.

 

Ngày lễ tiễn “ông bà, tổ tiên” này rất quan trọng với người Việt. Người xưa quan niệm rằng, trong dịp Tết, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên ban thờ, vì thế đèn hương không bao giờ được tắt, các đồ dâng cúng như mâm ngũ quả, bánh kẹo… phải đợi đến này hóa vàng mới được đem xuống (trừ các đồ mặn, dễ thiu như thịt xôi…). Nếu đèn hương tắt, nhất là việc hạ lễ trước khi hóa vàng sẽ phạm phải điều bất kính.

 

Sau khi lễ, việc hóa vàng cũng phải làm riêng. Phần tiền vàng của gia thần phải hóa trước của tổ tiên để tránh nhầm lẫn. Tực xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài ba cây mía dài để làm “đòn gánh” cho các linh hồn mang hàng hóa theo.

 

Chính vì ngày hóa vàng vô cùng quan trọng với người Việt cho nên mâm cơm cúng hóa vàng cũng rất đầy đủ như mâm cỗ chính của ngày Tết.

 

Trong mâm cơm hóa vàng, con gà cúng phải to, tròn, chắc nịch, có đôi chân đẹp và được bày biện cẩn thận. Mâm cơm cúng cũng phải đủ món luộc, xào, canh, miến, cùng với bình rượu, li nước, lọ hoa, trầu cau, bánh kẹo và mâm ngũ quả (vẫn đầy đủ như mâm cỗ ngày Tết) để tiễn chân ông bà. Tiền âm, vàng mã cũng phải được chuẩn bị chu đáo để ông bà có hành trang, lộ phí để lên đường.

 

Văn khấn hóa vàng cũng có bài riêng trong ngày này.

 

Gà luộc :

 

Gà luộc là món ăn thường không thiếu vắng trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Để luộc gà ngon cúng giao thừa, chị em có thể tham khảo tại đây.

 

Gà luộc cúng cơm

 

Canh nấm mọc hương :

 

Su hào, cà rốt tỉa hoa cắt lát mỏng. Nấm hương ngâm nước ấm cho mềm, cắt bỏ cuống. Giò sống (thịt thăn giã nhuyễn dùng làm giò chả) trộn chút hạt tiêu, nhồi vào nấm hương, với lượng giò đủ tạo khum hình tròn trên nấm (mọc).

 

Mọc luộc chín trong nước dùng gà. Cho hành, gừng vào nước dùng cho thơm. Chỉ cần luộc chín tới (5-6 phút) rồi vớt ra. (Luộc lâu miếng mọc bị bong ra khỏi nấm). Có thể cho mọc vào xửng hấp chín. (Cách này sẽ đảm bảo hơn mọc không bị bong ra khỏi nấm). Cho cà rốt vào nước dùng nấu 5-10 phút, cho tiếp su hào vào nấu thêm 5 phút. Chú ý nấu vừa chín tới để giữ độ giòn (không quá già). Nêm mắm muối vừa ăn.

 

Su hào, cà rốt cho vào tô, xếp mọc-nấm xung quanh, đổ nước dùng ngập xâm xấp, rắc rau mùi trang trí.

 

Canh nấm mọc hương

 

Canh măng khô :

 

Móng giò và sườn rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Sau đó đem chần trong nồi nước sôi có cho xíu muối, sau đó xả lại dưới vòi nước sạch. Măng đã ngâm nở, cắt và xé miếng vừa ăn. Bỏ bớt đi những phần bấm móng tay vào thấy sơ, cứng quá vì già. Luộc măng lại 2-3 lần để khử bớt độc tố và cũng giảm bớt thời gian ninh nấu.

 

Sau khi luộc măng xong để ráo nước rồi cho măng vào xào. Khi xào nêm ít mắm và hạt nêm cho ngấm vị. Cho móng và sườn vào nồi hầm, cho ít mắm vào cùng rồi đảo một lúc cho sườn với móng được ngấm vị. Tiếp đến mới chế lượng nước đủ ăn vào nồi để nấu. Để nước sôi, bạn hớt sạch phần bọt váng ở xương tiết ra để nước canh được trong, ngon.

 

Canh măng khô

 

Hớt xong bọt bạn cho phần măng xào vào nồi canh xương và tiến hành đậy nắp nồi áp xuất để ninh nấu. Thường dùng măng lá thì ninh nấu sẽ nhanh hơn măng lưỡi lợn nên thời gian ninh chỉ cần từ 20-30 phút là măng đã nhừ. Bạn mở nắp nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng ăn.

 

Trước khi bắc ra khỏi bếp bạn thả nắm miến đã ngâm qua nước để ráo vào nồi. Miến mềm bạn vớt ra để riêng ra bát, chú ý đừng để bị nhũn miến ăn sẽ mất ngon. Thả hành củ, rắc hành lá, mùi tàu thái nhỏ vào canh rồi múc ra bát. Múc ra xong bạn cho ngay phần miến đã chuẩn bị lúc nãy lên trên cùng và ăn nóng.

 

Giò lụa :

 

Thịt heo xay cho vào ngăn đá 45 phút. Qua 45 phút lấy thịt ra cho vào máy xay thịt cùng với bột bắp, bột nở, đường, bột nêm, tiêu trắng, nước mắm rồi ấn máy xay 15 giây.

 

Sau đó cho 1 chút nước đá vào, bấm máy xay 10 giây rồi lại cho thêm 1 ít nước đá nữa. Cứ mỗi đợt máy quay 10-15 giây thì ngưng 1 chút và bấm xay tiếp cho đến khi cho hết nước lạnh và thịt heo chuyển qua máu trắng hồng rất dẻo và dính là đã đạt được yêu cầu.

 

Bạn có thể gói bằng lá chuối hay giấy bóng kính.

 

Giò lụa

 

- Trải 1 miếng màng bọc thực phẩm xuống bàn. Sau đó, cho 3 miếng lá chuối to lên, rồi mới lấy giò sống cho vào giữa. Để giò sống không dính tay bạn thấm vào tay 1 ít nước lạnh. Nắm hai mép lá chuối và màng bọc thực phẩm lại với nhau, sau đó gói lại (Giống như gói bánh tét). Gấp 1 đầu giò lại, dựng đứng cây giò lên, cắt bớt phần dư nếu lá dư nhiều. Dùng tay ấn mình giò sống rồi gấp lại. Đầu bên kia bạn cũng làm như thế. Và cột dây dọc. Bây giờ bạn lăn tròn cho đòn giò tròn tròn rồi cột dây ngang.

 

Cho giò vào hấp 30-45 phút kể từ khi nước sôi. Khi giò chín bạn lấy ra. Lăn đòn giò lên bàn, và để ráo nước. Cắt giò lụa ra từng khoanh tròn xếp thành hoa hồng bày ra dĩa cùng với ít dưa leo trang trí viền dĩa xinh xinh.

 

Bánh Trưng :

 

Cũng giống như gà luộc, bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Bánh chưng thường được các gia đình nấu vào giáp Tết như từ 27 cho đến 30 âm lịch hàng năm.

 

Bánh trưng

 

Sưu tầm " Tủ bếp xuyên việt "

0904.082.188
Tủ bếp Xuyên Việt
Bếp xuyên việt
Bếp xuyên việt
Thủ Đức: 0904 006 488 Bình Tân: 0904 082 188