Trong hoàn thiện không gian nội thất chuyện của nước sơn là nội dung không thể thiếu trong yêu cầu của khách hàng. Từ chuyện sơn nhà, sơn cửa đến chuyện sơn tủ sơn giường, nước sơn thể hiện nên cá tính, phong cách của gia chủ sử dụng.
Các sản phẩm đồ gỗ nội thất hiện nay khi những yêu cầu về bền chắc tương đương với nhu cầu về mẫu mã, thẩm mỹ thì vai trò của lớp phủ bề mặt lại càng đóng vai trò quan trọng. Trên các sản phẩm nội thất từ gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, nhựa… công nghệ phủ bề mặt hiện có một số cách như sau.
- Công nghệ sơn
- Công nghệ tráng
- Công nghệ dán, ép
Công nghệ sơn : là công nghệ có từ lâu đời nhất trong sản xuất đồ gỗ nội thất. Sơn mài, sơn dầu, vecni là những biện phấp được áp dụng từ lâu trong việc bảo vệ bề mặt, tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm. hiện nay áp dụng công nghệ sơn trong sản xuất đồ gõ nội thất có 2 phương pháp cơ bản : công nghệ sơn PU và UV. Điểm chung của 2 công nghệ này là tạo ra những bề mặt sản phẩm bóng đẹp, độ bền cao, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh. Điểm khác biệt lớn nhất của 2 công nghệ này nằm ở kỹ thuật làm khô bề mặt. với công nghệ sơn UV thông qua hệ thống rulo cuốn sơn được phủ lên trên bề mặt sản phẩm, làm khô bề mặt ngay thông qua hệ thống đèn sấy tia UV ( tia cực tím ). Còn với công nghệ sơn PU thông qua hệ thống súng phun sơn được phủ lên bề mặt sản phẩm, quá trình làm khô trong phòng kín dưới điều kiện nhiệt độ 26 – 30oc, độ ẩm không khí thấp và qua một khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào yêu càu kỹ thuật. công nghệ sơn uv áp dụng nhiều cho những sản phẩm có bề mặt phẳng, kích thước tương tự như nhau tiêu biểu nhất là sản phẩm sàn gỗ tự nhiên, còn công nghệ sơn pu áp dụng rộng rãi cho hầu hết các bề mặt sản phẩm
Công nghệ tráng : Phương pháp này là khởi nguồn cho xu hướng sử dụng vật liệu công nghiệp trong sản xuất sản phẩm nội thất tại Việt Nam. Những năm 90 tấm focmeca đã được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm, nhưng do những hạn chế về chất lượng kết hợp với sự ra đời của nhiều dạng vật liệu mới tấm focmeca mất dần chỗ đứng trên thị trường. Nhưng hiện nay có một dòng sản phẩm mới sử dụng công nghệ tráng đang được áp dụng phổ biến trong sản xuất nội thất đó là công nghệ tráng nhựa melamine trên bề mặt ván công nghiệp. ưu điểm nổi trội của công nghệ tráng này là tạo ra các bề mặt sản phẩm đồng đều, màu sắc phong phú, chi phí thấp, áp dụng cho các đơn hàng sản xuất đồng loạt. nhược điểm của các sản phẩm sử dụng công nghệ tráng melamine là không tạo nên được sự sang trọng cho sản phẩm. Vật liệu tráng melamine phù hợp với các sản phẩm nội thất văn phòng, công cộng hơn là nội thất gia đình.
Công nghệ dán ép: Xu hướng công nghệ này đang được áp dụng rộng rãi trên thị trường trong khoảng 3- 4 năm trở lại đây, tiêu biểu là các sản phẩm dán Acrylic, laminate. Ưu điểm của những công nghệ này giống như phủ melamine, tạo ra các bề mặt đồng đều, số lượng lớn, cộng thêm những ưu điểm về độ bóng, những bề mặt acrylic, laminate đang là sự lựa chọn tiêu biểu của nội thất hiện đại. nhưng có một nhược điểm chung lớn nhất của công nghệ này khi xảy ra lỗi trong quá trình sản xuất, sử dụng biện pháp khắc phục sửa chữa là rất khó, thường phải thay mới. vật liệu này chỉ sử dụng hiệu quả với bề mặt phẳng, với những bề mặt cong, uốn lượn các bề mặt dán laminate, acrylic không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật.
Yêu cầu của khách hàng với sản phẩm ngày càng cao, bề mặt “sơn“ chính là thước đo thẩm mỹ của mỗi sản phẩm đồ gỗ nội thất. Mỗi công nghệ đều phải có những thay đổi liên tục về mẫu mã, nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với các bề mặt xử lý sãn như tráng melamin, dán laminate, acrylic những mẫu mã mới, màu sắc mới liên tục được ra đời để thêm sự lụa chọn. Đồng thời với quy luật ra đời của mẫu mới là sự đào thải của mẫu cũ, mẫu mới ra đời càng nhiều mẫu cũ cũng đào thải càng nhanh. Nếu ngày hôm nay khách hàng lựa chọn 1 mã sản phẩm laminate, acrylic thời hạn sử dụng dự kiến là 10 năm, sau 1 năm mã màu lựa chọn cho sản phẩm bị đào thải, sau 3 năm một chi tiết trong bộ sản phẩm bị hỏng cần phải thay thế mới, vấn đề tìm đâu ra mã sản phẩm laminate, acrylic đã sử dụng khi nó đã bị thay thế bằng mã màu khác, hay là thay mới toàn bộ bề mặt sản phẩm. Đây là câu hỏi lớn đặt ra cho khách hàng khi lựa chọn cong nghệ tráng melamine hay dán acrylic, laminate.
Với công nghệ sơn: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, những công nghệ tiên tiến áp dụng cho các bề mặt sơn cần độ bền đẹp cũng như độ bền cao như bề mặt sơn của ôtô đã dược áp dụng vào công nghệ sơn đồ gỗ nội thất. Qua các bước xử lý bề mặt, sơn lót, sơn màu, phủ bóng được áp dụng đầy đủ qua các bước, kết hợp với chất lượng sơn tốt, quy trình phun sơn, làm khô bề mặt trong các buồng sơn khép kín, kỹ thuật sơn đảm bảo, từ những sự kết hợp đó đã cho ra đời những sản phẩm có bề mặt sơn tinh sảo, đáp ứng những yêu cầu cao nhất của khách hàng.
Nội thất Xuyên Việt đã áp dụng quy trình sơn theo công nghệ sơn ô tô vào quy trình sơn sản phẩm tủ bếp vật liệu nhựa để tạo ra các bề mặt sơn men bóng trên sản phẩm của mình. Quy trình sơn này đã đem lại những hiệu quả rõ rệt về bề mặt, có những ưu điểm nổi trội so với các sản phẩm sử dụng công nghệ dán ép như.
- Sơn men bóng tạo nên những bề mặt sản phẩm có độ bám dính cao, bền, chắc, cứng, chống xước tốt hơn so với bề mặt Acrylic hay Laminate.
- Với kỹ thuật sơn ôtô, sơn men bóng tạo ra các bề mặt có chiều sâu, hiệu ứng sang trọng cho sản phẩm không lộ rõ dấu vân tay trên bề mặt sản phẩm. Còn với bề mặt acrylic bề mặt sáng bóng, khi chày xước rất dễ lộ và bám dính vân tay
- Trong quá trình sử dụng không thể tránh khỏi việc va chạm gây chày xước bề mặt sản phẩm, hoặc sau một thời gian bề mặt trở nên cũ hoặc khách hàng muốn thay đổi màu sắc cho sản phẩm. Với bề mặt acrylic việc sửa chữa bề mặt là không thể, khách hàng bắt buộc phải thay mới toàn bộ chi tiết, còn với sản phẩm sơn men bóng của Xuyên Việt khi xảy ra những sự cố như thế chỉ cần tháo chi tiết mang về nhà máy xử lý lại bề mặt tạo ra sản phẩm mới với chi phí hợp lý nhất.
- Với những bề mặt sản phẩm dán acrylic việc phối 2 màu trên cùng 1 bề mặt chi tiết, hay xử lý các bề mặt cong uốn lượn là điều không thể thực hiện được, còn với công nghệ sơn men bóng những yêu cầu kỹ thuật đó được thực hiện với yêu cầu đơn giản nhất.
- Vấn đề lớn nhất đối với sản phẩm sử dụng công nghệ dán laminate hay acrylic chính là kỹ thuật xử lý phần cạnh của sản phẩm. bề mặt đồng đều là kỹ thuật xử lý đơn giản nhất, kỹ thuật dán cạnh đòi hỏi những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật để đảm bảo tính liền mạch của sản phẩm, tính thẩm mỹ đồng đều giữa bề mặt và cạnh. Hiện nay hầu hết các đơn vị sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu dán cạnh acrylic. Nguyên nhân do máy móc công nghệ không đáp ứng được yêu cầu, chi phí đầu tư máy móc để đáp ứng những yêu cầu đó quá lớn nên những sản phẩm dán acrylic chưa đạt được trọn vẹn yêu cầu của khách hàng. Với công nghệ sơn men bóng yêu cầu tạo ra sự đồng đều giữa bề mặt và cạnh luôn luôn được triệt để thực hiện. bề mặt sản phẩm dù quan sát ở vị trí nào chi tiết nào cũng đồng đều như nhau.
Mẫu tủ bếp nhựa cao cấp Xuyên Việt áp dụng quy trình sơn theo công nghệ sơn ôtô
Lựa chọn công nghệ “sơn“ nào là nhu cầu, sở thích của khách hàng cũng như tư vấn của người thiết kế. Bằng sự tâm huyết của mình với việc tạo ra những sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cao nhất về chất lượng và thẩm mỹ, Nội thất Xuyên Việt không ngừng nâng cao các yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất, áp dụng những công nghệ hiên đại để trao gửi tới khách hàng những giá trị cao nhất của sự hài lòng.
Trong dân gian có câu : Tốt gỗ hơn tốt nước sơn !
Còn với sản phẩm của Nội thất Xuyên Việt : Tốt nhựa đẹp cả nước sơn !!!
Quý khách có thể tham khảo mẫu tủ bếp đẹp bằng vật liệu nhựa áp dụng công nghệ sơn tại: https://tubepxuyenviet.net/tu-bep-dep.html